Kết quả tìm kiếm cho "mô hình Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính”"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 6491
Ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp. Không khí làm việc tại các xã, phường, sở, ngành thể hiện rõ tinh thần đổi mới, lấy hiệu quả phục vụ làm thước đo, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước.
Người dân vùng biên giới tỉnh An Giang rất phấn khởi, khi cả nước bước vào thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Cù Lao Giêng nằm giữa sông Tiền. Nơi đây được biết đến là “Cù lao xanh”, một vùng đất đậm bản sắc văn hóa miệt vườn và văn hóa tín ngưỡng tâm linh của vùng sông nước Nam Bộ, đặc sắc với các công trình văn hóa tín ngưỡng. Từ lâu, nơi đây phát triển du lịch (DL) sinh thái cộng đồng kết hợp DL về nguồn và DL văn hóa, lễ hội, DL tâm linh.
Có mặt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Giang Thành lúc 7 giờ, ngày 1/7, chúng tôi thấy một số người dân đến đây để làm thủ tục hành chính. Đây là địa phương biên giới, được thành lập trên cơ sở hợp nhất xã Tân Khánh Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, thuộc huyện Giang Thành cũ. Anh Kiến Văn Nam, ngụ xã Giang Thành đến đây làm thủ tục cấp hộ tịch. Anh Nam cho biết thủ tục được thực hiện nhanh, gọn, các cán bộ niềm nở, nhiệt tình.
Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915-1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Từ 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã lần đầu tiên được áp dụng đồng bộ tại các tỉnh, thành trên cả nước. Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế của địa phương và là trụ đỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Hôm nay 1/7, là thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc - khi chúng ta chính thức đồng loạt vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hôm nay 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại toàn bộ 34 tỉnh, thành phố chính thức đồng loạt vận hành. Không chỉ là một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự thay đổi sâu rộng này còn là cuộc cách mạng tư duy trong quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu bước vào kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.
Hướng tới Tuần lễ Cấp cao APEC 2027, An Giang đang khẩn trương chuẩn bị, tập trung đầu tư hạ tầng, chỉnh trang đô thị và nâng cao chất lượng dịch vụ. Xác định đây là cơ hội “vàng” để bứt phá, tỉnh đang tăng tốc triển khai hàng loạt dự án trọng điểm, sẵn sàng tổ chức thành công sự kiện đối ngoại tầm vóc quốc tế.
Nhân sự kiện trọng đại hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang thành tỉnh An Giang mới, phóng viên (P.V) Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.